Sơn tĩnh điện nổi tiếng về độ bền và khả năng bám dính chắc chắn lên bề mặt. Chúng đem lại một lớp phủ bề mặt bền hơn nhiều lần so với sơn truyền thống. Điều này giúp bảo vệ bề mặt tránh khỏi rỉ sét nhưng lại trở thành thách thức khi muốn loại bỏ chúng. Vậy làm thế nào để làm sạch sơn tĩnh điện trên bề mặt?
Sử dụng hóa chất làm sạch sơn tĩnh điện
Sử dụng hóa chất tẩy rửa là một cách phổ biến để loại bỏ lớp sơn tĩnh điện.
Việc sử dụng các hóa chất như metylen clorua sẽ nhanh chóng loại bỏ lớp sơn tĩnh điện khỏi bề mặt của bạn nhưng sẽ vẫn còn sót lại một ít hóa chất. Khi hoàn tất, tiến hành rửa bộ phận bằng hỗn hợp nước và TSP (tri-natri photphat). TSP sẽ giúp trung hòa một số hóa chất để loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi bộ phận.
Tuy nhiên, hóa chất làm sạch cũng đi kèm với một số khuyết điểm. Sử dụng hóa chất tẩy rửa rất nguy hiểm và bất kỳ hóa chất nào được sử dụng sẽ gây hại cho bạn khi tiếp xúc. Người thao tác cần phải trang bị đồ bảo hộ như găng tay nhiều lớp, quần áo bảo hộ và mặt nạ bảo hộ. Bên cạnh đó, sử dụng hóa chất tẩy sơn cũng sẽ yêu cầu nghiêm ngặt về việc tuân thủ các biện pháp xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.
Phun cát làm sạch sơn tĩnh điện
Phun cát làm sạch sơn tĩnh điện là một trong những phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất, đồng thời thân thiện với môi trường. Bạn có thể điều chỉnh hạt mài của mình để phù hợp nhất cho từng dự án. Bất kỳ bề mặt kim loại nào cũng có thể được làm sạch dễ dàng bằng phun hạt mài, như nhôm, thép, đồng,…
Phun cát làm sạch sơn tĩnh điện là một phương pháp được ưa chuộng bởi nhiều lý do. Nó sẽ cho phép bạn loại bỏ lớp sơn tĩnh điện từ các bộ phận nhỏ hoặc các dự án lớn, kể cả ở những khu vực khó tiếp cận mà tẩy hóa chất khó có thể làm sạch. Phun hạt mài cũng sẽ giúp việc loại bỏ lớp sơn tĩnh điện dễ dàng hơn bằng cách cho phép thực hiện công việc ở bất cứ đâu. Hơn thế nữa, phun hạt mài cũng giúp chuẩn bị bề mặt, tạo độ nhám cần thiết cho lớp phủ mới bám dính chắc chắn lên bề mặt.