Phun cát và phun bi là hai thuật ngữ chỉ kỹ thuật làm xử lý bề mặt sản phẩm trong ngành công nghiệp làm sạch. Về cơ bản, quy trình phun cát – phun bi đều sử dụng khí nén tạo dòng áp lực bắn vật liệu mài mòn như: hạt bi thép, hạt thép, cát kỹ thuật, cát silic,…. Các hạt này được bắn lên bề mặt vật phẩm để làm sạch, tẩy rỉ, tạo nhám, chuẩn bị bề mặt trước khi phun sơn.
Phun cát
Cát là nguyên liệu có sẵn, dồi dào trong thiên nhiên và gần gũi với con người, đặc biệt là chi phí sử dụng cát khá thấp. Do vậy mà phun cát được nhiều doanh nghiêp lựa chọn để xử lý và làm sạch bề mặt của sản phẩm. Tuy nhiên, độ ấm là vấn đề khiến cát khó di chuyển trong dòng khí nén, hơn nữa cát tự nhiên thường là cát sông chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm cho môi trường cũng như gây hại cho sức khỏe của con người.
Mục đích phun cát
- Loại bỏ lớp oxi hóa, Iớp cát trên bề mặt chi tiết sau khi đúc, rèn hoặc nhiệt luyện.
- Loại bỏ vết gỉ, vết hàn, lớp sơn cũ hoặc vật chất dạng dầu khô trên bề mặt chi tiết.
- Làm thô bề mặt chi tiết để nâng cao độ bám dính của lớp sơn hoặc các lớp khác.
- Loại bỏ bavia, vết mài của chi tiết…
Phun cát gồm hai loại: phun cát khô và phun cát ướt lên bề mặt thô của vật phẩm nhằm thỏa mãn những điều kiện trên, những chi tiết có dầu nhiều cần phải tẩy dầu trước khi phun mới đạt được chất lượng như mong muốn. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ chọn cát khô hay cát ướt, đôi khi đơn giản lựa chọn cát ướt chỉ để giảm bớt độ bụi của cát.
Thách thức lớn nhất trong việc sử dụng cát làm vật liệu mài mòn là mối nguy hại cho sức khỏe. Bởi phun cát sẽ sinh ra bụi silic vì cát được làm từ silica, khi hít vào, các hạt này sẽ bám vào hệ hô hấp, có khả năng gây ra bệnh bụi phổi silic, thậm chí là ung thư phổi. Do vậy, doanh nghiệp cần có hướng đi lâu dài, giải pháp là sử dụng phòng phun bi để bảo vệ an toàn cho người lao động và môi trường nơi bạn sinh sống.
Phun cát không thể đạt tiêu chuẩn làm sạch bề mặt SA 2.5 trở lên. Mặc dù chi phí thấp nhưng trong quá trình phun, cát không thể tái sử dụng tuần hoàn. Bởi vậy, người ta thường chỉ phun cát ở các công trình ngoài trời và có yêu cầu kỹ thuật thấp.
Phun bi
Phun bi cũng giống như phun cát chỉ khác nhau ở hạt mài được thay thế là các hạt cát kỹ thuật như: hạt bi thép, hạt thủy tinh, hạt oxit nhôm, hạt inox,… Với gia tốc cao, các hạt cát bắn ra với tốc độ lớn va đập vào bề mặt sản phẩm, tẩy sạch rỉ sét và tạo nhám bề mặt theo yêu cầu của người phun, đặc biệt trong quá trình phun không có bụi silic làm bẩn, không gây ô nhiễm mỗi trường.
Các loại cát kỹ thuật thường sử dụng
- Bi thép đúc: Độ cứng bi thép đúc 40 – 50 HRC. Khi gia công kim loại cứng phải nhiệt luyện để nâng cao độ cứng đến 57 – 62 HRC. Bi thép được sử dụng rộng rãi bởi độ bền tốt gấp mấy lần so với bi sắt.
- Bi sắt đúc: Độ cứng bi sắt đúc 58 – 65 HRC, giòn, dễ vỡ, tuổi thọ ngắn hơn so với bi thép đúc.
- Hạt thủy tinh: Độ cứng hạt thủy tinh thấp hơn hai loại trên, dùng chủ yếu cho các nguyên liệu là thép không gỉ, titan, nhôm, magie và vật liệu không cho phép nhiễm bẩn sắt. Cũng có thể gia công lần thứ hai khi phun bi thép, bi sắt để loại bỏ tạp chất sắt, làm giảm độ thô bề mặt của chi tiết.
- Hạt oxit nhôm: Được sản xuất từ nung chảy nhôm boxit, có đặc điểm là rất cứng, sắc, cắt rất nhanh. Do vậy nó được ứng dụng để phun đánh bóng bề mặt trước khi tráng men, khắc kính, làm mờ bề mặt kính,..
Cường độ phun chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào
- Độ lớn của bi: Bi càng to, năng lượng va đập lớn, cường độ phun càng lớn nhưng độ phủ kín lại giảm. Vì thế cần có cường độ phun thích hợp, kích thước bi càng nhỏ càng có lợi, thông thường kích thước của hạt bi là 0.3 mm -> 2 mm.
- Độ cứng: Khi độ cứng của bi lớn hơn độ cứng chi tiết, sự thay đổi độ cứng bi không ảnh hưởng đến cường độ phun và ngược lại, khi độ cứng bi giảm thấp thì cường độ phun giảm.
- Tốc độ phun: Tốc độ và cường độ phun bi cao, nhưng tốc độ quá cao sẽ làm cho lượng bi vỡ càng nhiều.
- Góc độ phun: Khi phun thẳng góc cường độ phun sẽ là cao nhất, vì thế cần tiến hành phun ở trạng thái như vậy. Khi hình dáng của sản phẩm góc cạnh, uốn lượn,…hoặc phải phun góc nhỏ thì ta cần tăng kích thước bi và tốc độ phun bi.
- Lượng vỡ bi: Cường độ phun giảm khi bi bị vỡ, vì thế cần loại bỏ bi vỡ, cần đảm bảo bi hoàn chỉnh không thấp hơn 85%. Ngoài ra, bi vỡ có góc sắc gây xước bề mặt chi tiết.
Tại sao nên chọn phun bi
- Phun bi sẽ làm cho bề mặt đạt tiêu chuẩn làm sạch SA 2.5 -> 3.0
- Hạt mài tái sử dụng tuần hoàn nhiều lần, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
- Không gây độc hại cho người sử dụng, với thiết bị phun bi chuyên dụng được thiết kế tích hợp xử lý và thu hồi bụi, người công nhân sẽ không còn lo ngại về vấn đề an toàn sức khỏe.
- Tạo độ nhám phù hợp chuẩn bị cho phun sơn.
- Tăng cường lớp bảo vệ cho sản phẩm giúp chất lượng sản phẩm được nâng cao.
Với thời buổi công nghệ phát triển, phòng phun bi được coi là thiết bị cách mạng trong ngành làm sạch bề mặt. Sử dụng phòng phun bi sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được tất cả quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phun và cho ra sản phẩm đạt chất lượng tốt. Với hệ thống tự động gần hết các khâu sẽ giúp con người tiết kiệm được thời gian và công sức, đồng thời hạn chế tiếng ồn và bụi bay ra ngoài môi trường, không làm ảnh hưởng đến xung quanh nơi bạn làm việc. Phòng phun bi ứng dụng làm sạch cho các sản phẩm từ vừa đến lớn như: tàu biển, dầm thép,…là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của việc phun bi và phun cát, những ưu nhược điểm mà nó mang lại để từ đó quyết định lựa chọn giải pháp nào là phù hợp và tốt nhất, có tính an toàn mà mang lại hiệu quả công việc cũng như chất lượng môi trường tốt.
>>> Phòng phun cát -Phun bi làm sạch – Growell Việt Nam
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết