Trong mọi quy trình sơn phủ công nghiệp, chất lượng lớp sơn không chỉ phụ thuộc vào loại sơn sử dụng mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ công đoạn xử lý bề mặt trước đó. Trong đó, tạo nhám trước khi sơn là một bước cực kỳ quan trọng, giúp tăng độ bám dính và độ bền cho lớp sơn. Một trong những phương pháp hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi hiện nay là tạo nhám bằng công nghệ phun cát. Vậy quá trình này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết quy trình tạo nhám bằng công nghệ phun cát qua bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của bước tạo nhám trước khi sơn
Tạo nhám là bước xử lý bề mặt giúp tăng độ bám dính giữa lớp sơn và vật liệu nền. Khi bề mặt được tạo nhám đều và đúng kỹ thuật, lớp sơn phủ sẽ bám chắc hơn, hạn chế tình trạng bong tróc trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, tạo nhám còn giúp loại bỏ tạp chất, rỉ sét và lớp sơn cũ, đảm bảo bề mặt sạch sẽ và đồng đều, từ đó nâng cao chất lượng hoàn thiện và tuổi thọ của lớp phủ sơn. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình sơn chuyên nghiệp.

Giới thiệu công nghệ phun cát tạo nhám
Phun cát tạo nhám là một công nghệ xử lý bề mặt hiện đại, sử dụng thiết bị phun cát áp lực cao để bắn các hạt mài lên bề mặt vật liệu. Quá trình này không chỉ giúp làm sạch lớp bụi bẩn, rỉ sét, sơn cũ mà còn tạo nên độ nhám cần thiết để tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ sau đó. Phun cát có thể được thực hiện bằng các loại máy khác nhau như máy phun cát di động, máy phun cát cầm tay hoặc máy phun bi tự động, tùy vào yêu cầu và loại vật liệu cần xử lý.
Việc sử dụng phun cát tạo nhám trước khi sơn không chỉ đảm bảo chất lượng lớp sơn phủ mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ sản phẩm, giảm thiểu nguy cơ bong tróc hay xuống cấp trong quá trình sử dụng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, gần như không thể thiếu trong các quy trình sơn chuyên nghiệp hiện nay.

Quy trình các bước phun cát tạo nhám
- Kiểm tra và chuẩn bị bề mặt vật liệu: Trước khi tiến hành phun cát, cần kiểm tra tình trạng bề mặt vật liệu và xử lý sơ bộ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả phun cát.
- Lựa chọn vật liệu mài phù hợp: Tùy thuộc vào chất liệu bề mặt và yêu cầu độ nhám, để lựa chọn loại cát phun kỹ thuật chuyên dụng nhằm đảm bảo độ bám sơn tối ưu.
- Cài đặt thiết bị và điều chỉnh áp suất: Thiết bị phun cát được thiết lập với áp suất và lưu lượng phù hợp để đảm bảo lực bắn vừa đủ tạo nhám, không làm hư hại bề mặt. Các thông số này sẽ được điều chỉnh tùy theo vật liệu và yêu cầu kỹ thuật.
- Tiến hành phun cát tạo nhám: Di chuyển vòi phun theo chiều đều tay, giữ khoảng cách hợp lý với bề mặt. Quá trình này sẽ làm sạch lớp bẩn, đồng thời tạo ra bề mặt nhám đồng đều giúp lớp sơn bám chắc hơn.
- Vệ sinh bề mặt sau khi phun: Sau khi phun cát, bề mặt cần được vệ sinh lại bằng khí nén hoặc khăn sạch để loại bỏ bụi mài còn sót lại. Bước này giúp đảm bảo bề mặt sạch sẽ, sẵn sàng cho công đoạn sơn phủ.
- Kiểm tra độ nhám và chuyển sang bước sơn: Cuối cùng, kiểm tra độ nhám bằng mắt hoặc thiết bị chuyên dụng để đảm bảo đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Nếu đạt, có thể tiến hành sơn để tránh bụi hoặc quá trình oxy hóa quay trở lại bề mặt.

Ưu điểm của phun cát tạo nhám
- Tăng cường độ bám dính của lớp sơn: Bề mặt nhám tạo giúp lớp sơn bám chắc chắn hơn, giảm nguy cơ bong tróc, phồng rộp.
- Làm sạch bề mặt hiệu quả: Loại bỏ hoàn toàn rỉ sét, lớp sơn cũ, bụi bẩn và các tạp chất khác, tạo bề mặt sạch sẽ cho lớp sơn mới.
- Tạo bề mặt đồng đều: Quá trình phun cát giúp tạo ra bề mặt có độ nhám đồng đều trên toàn bộ diện tích, đảm bảo chất lượng lớp sơn cuối cùng.
- Nhanh chóng và hiệu quả: So với các phương pháp thủ công như chà nhám, phun cát tạo nhám có tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều, đặc biệt đối với các bề mặt lớn và phức tạp.
- Ứng dụng đa dạng: Phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau như kim loại, gỗ, nhựa, kính, đá,…
- Tiết kiệm chi phí: Việc đảm bảo độ bám dính tốt của sơn giúp kéo dài tuổi thọ lớp phủ, giảm chi phí bảo trì và sơn lại.
- Thân thiện với môi trường: Không sử dụng hóa chất độc hại để làm sạch và tạo nhám bề mặt.

Ứng dụng của phun cát tạo nhám trước khi sơn
- Ngành cơ khí và chế tạo máy: Làm sạch và tạo nhám các chi tiết kim loại, khung máy, linh kiện trước khi sơn phủ chống rỉ hoặc sơn hoàn thiện.
- Sản xuất kết cấu thép: Chuẩn bị bề mặt dầm thép, ống thép, tấm thép trước khi sơn.
- Đóng tàu và hàng hải: Làm sạch thân tàu, boong tàu và các chi tiết kim loại tiếp xúc với môi trường biển, đảm bảo độ bám cho sơn chống hà, chống ăn mòn.
- Ngành ô tô và xe máy: Tẩy sơn cũ, tạo nhám bề mặt thân xe, khung xe trước khi sơn lại hoặc sơn mới.
- Ngành nội thất và trang trí: Tạo hiệu ứng nhám mờ hoặc chuẩn bị bề mặt gỗ, kim loại trang trí trước khi sơn màu, phủ lớp bảo vệ hoặc in họa tiết.
- Công trình xây dựng: Làm sạch và tạo nhám trên bê tông, thép kết cấu, tường, cột trước khi thi công sơn hoặc phủ lớp hoàn thiện.

Địa chỉ mua máy phun cát uy tín giá tốt
Công nghệ phun cát tạo nhám trước khi sơn là bước quan trọng và hiệu quả trong quy trình chuẩn bị bề mặt, đóng vai trò quyết định đến chất lượng và độ bền của lớp sơn phủ cuối cùng. Việc hiểu rõ quy trình, ưu điểm và ứng dụng của nó giúp lựa chọn và thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Growell Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp đa dạng các dòng máy phun cát – dịch vụ phun cát làm sạch chất lượng cao trên toàn quốc, được các ngành công nghiệp lớn tin tưởng lựa chọn.
- Với hơn 20 năm kinh nghiệm được chuyển giao từ tập đoàn Growell Thái Lan
- Máy được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
- Thiết bị – phụ kiện được nhập khẩu chính hãng
- Đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu doanh nghiệp
- Lắp đặt – giao hàng trên toàn quốc
- Bảo hành – Bảo dưỡng định kỳ
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ – tư vấn 24/7
Liên hệ ngay với Growell để được tư vấn chi tiết
Công ty TNHH Growell Việt Nam
Địa chỉ: Lô đất CN1, KCN vừa và nhỏ Xã Nguyên Khê, Huyện Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 0934 605 959
Website: bitheplamsach.com