Xu hướng phun cát ướt trong Công nghiệp đóng tàu

Một số thay đổi trong ngành công nghiệp đã dẫn đến sự phát triển của phương pháp làm sạch xử lý bề mặt. Trong công nghiệp đóng tàu, phun cát khô được thay thế dần bằng phương pháp phun cát ướt để giảm thiểu tối đa lượng bụi phát sinh ra ngoài môi trường.

Phun cát ướt làm sạch vỏ tàu
Phun cát ướt làm sạch vỏ tàu

Quy tắc giảm thiểu bụi silica

Silica tinh thể nguy hiểm vì cấu trúc vật lý của nó có các đầu nhọn, và khi hít phải có thể đọng lại trong phổi, dẫn đến tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh bụi phổi silic và các bệnh hô hấp ác tính khác nhau.

Quy tắc này buộc công nghệ phun cát phải khám phá các phương pháp mới giúp giảm sự tiếp xúc của công nhân với bụi mài. Một xu hướng mới là thay thế dần phun cát khô bằng phun cát ướt.

Phun cát khô

Phun cát khô là một kỹ thuật làm sạch và chuẩn bị bề mặt trong đó hạt mài và khí nén được đẩy lên bề mặt cần xử lý ở tốc độ cao. Quy trình này có nhiều ứng dụng trong việc chuẩn bị bề mặt, bao gồm:

  • Loại bỏ rỉ sét, bụi bẩn và nấm mốc trên bề mặt kim loại
  • Tạo nhám bề mặt trước khi sơn phủ
  • Đánh bóng, tạo mờ trang trí bề mặt
  • Tăng cứng bề mặt để tăng tuổi thọ cho các chi tiết truyền động

Nhược điểm của phun cát khô là tạo ra nhiều bụi khi vật liệu phun cát va đập vào bề mặt vật liệu và vỡ thành những bụi nhỏ. Do đó, các địa điểm làm việc cần có biện pháp ngăn chặn để ngăn bụi thoát ra khỏi công trường và đi vào các khu vực công cộng hoặc khu dân cư. Mặc dù điều này giúp cho việc dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn, nhưng nó cũng làm giảm tầm nhìn của người thao tác khi tiến hành phun cát.

Những tác động tồi tệ nhất từ việc phun cát khô là các mối nguy hiểm đối với sức khỏe người vận hành khi không sử dụng đồ bảo hộ phun cát. Nếu bụi thoát ra các nơi công cộng, những người gần đó cũng có thể bị nhiễm bụi. Điều này làm cho việc tuân thủ các quy tắc giảm thiểu bụi silica ngày càng khó khăn hơn.

Xu hướng phun cát ướt trong công nghiệp đóng tàu

Phun cát ướt sử dụng kỹ thuật tương tự như phun cát khô, nhưng nước được thêm vào trộn cùng hạt mài trong quá trình phun cát. Nước có xu hướng bao bọc các hạt bụi mịn được tạo ra khi phun. Vì vậy, các hạt màu có ít khả năng phân tán vào không khí hơn.

Tuy nhiên, phun cát ướt vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định.

  • Không thể tái sử dụng hạt mài: Hạt mài sau khi phun cát ướt bị dính, bết lại với nhau khiến chúng không thể tái sử dụng được nhiều lần. Điều này làm gia tăng chi phí hạt mài với người sử dụng. Trong công nghiệp đóng tàu, phun cát ướt thường được sử dụng với cát tự nhiên để giảm thiểu chi phí.
  • Phải xử lý bề mặt ngay sau khi phun cát ướt: Bề mặt sau khi phun cát ướt bị ẩm dễ khiến rỉ sét quay trở lại nếu không được xử lý kịp thời.
  • Phải có hệ thống thoát nước và biện pháp dọn dẹp: Phun cát ướt trong nhà xưởng làm nhà xưởng bị bẩn do nước thoát ra. Vì vậy, cần có hệ thống thoát nước và biện pháp dọn dẹp để giữ gìn vệ sinh nhà xưởng.

4 thoughts on “Xu hướng phun cát ướt trong Công nghiệp đóng tàu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!